Doanh nghiệp vốn nước ngoài - Dịch vụ Giấy phép kinh doanh - NTV /dieu-can-biet-ve-doanh-nghiep-von-nuoc-ngoai/ Một trang web mới sử dụng WordPress Wed, 14 Sep 2022 08:11:41 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.8.1 9 điều nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý sau khi đầu tư vào việt nam /9-dieu-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-can-luu-y-sau-khi-dau-tu-vao-viet-nam/ Wed, 29 Sep 2021 07:54:09 +0000 /?p=15525 Hiện nay, số lượng nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam làm điểm đến lý tưởng để thực hiện các hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn ngay sau khi đầu tư do không biết cần phải làm những thủ tục gì? báo cáo ra sao?…dẫn tới bị vi phạm hành chính về đầu tư nước ngoài, bị xử lý vi phạm. Bài viết này sẽ giúp Nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan đối với những vấn đề cần lưu ý sau khi đầu tư vào Việt Nam.

1. Mở tài khoản ngân hàng

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần thực hiện mở 02 loại tài khoản ngân hàng:

–    Tài khoản đầu tư: là tài khoản nhà đầu tư chuyển từ tài khoản cá nhân hoặc tài khoản công ty (trong trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân) khi thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Đồng thời, đây là tài khoản nhận lợi tức kinh doanh để chuyển về tài khoản cá nhân của nhà đầu tư.

–    Tài khoản đầu tư trực tiếp: Khi thành lập Công ty. Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại 01 (một) ngân hàng.

–    Tài khoản đầu tư gián tiếp: Khi góp vốn; mua cổ phần, phần vốn góp. Khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một (01) ngân hàng

–    Tài khoản thanh toán: thực hiện các giao dịch thu, chi, các nghĩa vụ của doanh nghiệp với đối tác, cơ quan nhà nước,… Công ty có thể có nhiều tài khoản thanh toán.

2. Thực hiện nghĩa vụ thuế

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các nghĩa vụ thuế sau:

–    Lệ phí môn bài: 2.000.000đ – 3.000.000đ/ năm. (Được miễn năm đầu khi doanh nghiệp thành lập từ ngày 25/02/2020 trở về sau).

–    Thuế giá trị gia tăng: theo các mức thuế suất: 0%, 5%, 10%.

–    Thuế thu nhập doanh nghiệp: theo các mức thuế suất: 20%, 32% – 50%.

–    Thuế thu nhập cá nhân: cá nhân cư trú (theo biểu lũy tiến) hay cá nhân không cư trú (thuế suất 20%).

–    Thuế xuất nhập khẩu: căn cứ theo biểu thuế tổng hợp (theo từng mặt hàng).

–    Ngoài ra, tùy vào ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp còn có thể phải nộp các loại thuế như: tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên, môi trường, sử dụng đất,…

 Lưu ý:

–    Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo nội dung ưu đãi được quy định tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

–    Doanh nghiệp phải kiểm toán Báo cáo tài chính hằng năm.

3. Sử dụng lao động

Doanh nghiệp có thể sử dụng lao động là người Việt Nam và người nước ngoài. Điều kiện:

–    Đối với việc sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

–    Đối với việc sử dụng lao động là người Việt Nam sẽ đáp ứng các quy định về hợp đồng lao động.

Khi doanh nghiệp sử dụng lao động là người nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo quy định.

Bước 1: Thực hiện báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, giải trình đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc UBND cấp tỉnh ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến bắt đầu làm việc:

–    Văn bản đề nghị

–    Giấy chứng nhận sức khỏe/ giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng.

–    Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp không quá 06 tháng.

–    02 ảnh màu 4cm x 6cm và ảnh chụp không quá 06 tháng.

–    Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (trừ trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng).

–    Bản sao có chứng thực hộ chiếu, visa của người nước ngoài.

4. Chính sách BHXH cho người nước ngoài

a. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi:

–    Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

–    Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

–    Chưa đủ tuổi nghỉ hưu (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ).

Mức đóng BHXH

Thời điểm đóng

Người sử dụng lao động

Người lao động

Tổng cộng

Từ 01/12/2018 đến ngày 30/06/2021

3.5% 0%

3.5%

Từ 01/07/2021 đến ngày 31/12/2021

3%

0%

3%

Từ 01/01/2022 đến ngày 30/06/2022

17%

8%

25%

b. Bảo hiểm y tế

Đối tượng tham gia: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên. Hay là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị,…

Mức đóng BHYT: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng (người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%).

c. Tổng mức đóng BHXH và BHYT

Từ 01/07/2021 đến ngày 31/12/2021

Người sử dụng lao động (DN) đóng

Người lao động đóng

Bảo hiểm xã hội

BHYT BHTN Bảo hiểm xã hội BHYT BHTN

Qũy

Hưu trí Ốm đau

thai sản

TNLĐ

BNN

Hưu trí Ốm đau

thai sản

TNLĐ

BNN

Mức đóng

3% 0% 3% 1,5%

Tổng 3%

6%

1,5%

 

Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/06/2022

Người sử dụng lao động (DN) đóng

Người lao động đóng

Bảo hiểm xã hội BHYT BHTN Bảo hiểm xã hội BHYT

BHTN

Qũy Hưu trí Ốm đau

thai sản

TNLĐ

BNN

Hưu trí Ốm đau

thai sản

TNLĐ

BNN

Mức đóng

14%

3% 0% 3% 8% 1,5%
Tổng 17%
20%

9,5%

5. Bảo lãnh người thân, gia đình sang Việt Nam

Người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam. Tùy theo mục đích nhập cảnh mà người nước ngoài sẽ được cấp thị thực khác nhau. Và trong một số thị thực người nước ngoài có quyền bảo lãnh người thân nhập cảnh thăm, ở cùng, bảo lãnh người thân, gia đình sang Việt Nam.

Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì:

–    Có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;

–    Được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý.

6. Mua nhà ở Việt Nam

a) Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

–    Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan.

–    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi là tổ chức)

–    Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

b) Hình thức sở hữu

Người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở bằng 02 hình thức:

–    Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;

–    Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

7. Mở rộng hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp có vốn nước ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh theo hình thức:

–    Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

–    Thực hiện dự án đầu tư

–    Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty liên doanh).

–    Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

8. Báo cáo dự án đầu tư

Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam có dự án đầu tư phải báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư cho Bộ Đầu tư định kỳ hằng quý, hằng năm gồm các nội dung:

–    Vốn đầu tư thực hiện

–    Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh

–    Thông tin về lao động

–    Thông tin nộp ngân sách nhà nước

–    Thông tin đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.

9. Hoàn thuế

Doanh nghiệp có vốn nước ngoài có thể được hoàn các loại thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,…

Thời hạn giải quyết:

–    Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước: Chậm nhất là 06 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế thông báo chấp nhận hồ sơ.

–    Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế: Chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế thông báo chấp nhận hồ sơ.

a) Hoàn thuế giá trị gia tăng

Để được hoàn thuế GTGT doanh nghiệp phải:

–    Là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

–    Đã được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư

–    Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Các trường hợp hoàn thuế GTGT:

–    Thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên

–    Thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, gồm: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên.

–    Khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, phá sản,… có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

b) Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Các trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

–    Hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập

–    Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất

–    Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất.

–    Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm.

–    Người nộp đã nộp thuế nhưng không có hàng hóa hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa đã nộp thuế.

c) Hoàn thuế thu nhập cá nhân

Điều kiện: Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp; Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế.

Trường hợp Việt Nam và nước sở tại (Theo quốc tịch của người nước ngoài) có Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì việc hoàn thuế thu nhập cá nhân sẽ thực hiện theo quy định của Hiệp định.

d) Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) kho thuộc các trường hợp:

–    Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu.

–    Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa thực tế xuất khẩu.

–    Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, giải thể, phá sản,cho thuê doanh nghiệp nhà nước,…có số thuế TTĐB nộp thừa.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng cho Nhà đầu tư nước ngoài / Top 8+ vấn đề pháp lý cần lưu ý trước khi đầu tư vào Việt Nam

]]>
Thủ tục gia hạn dự án đầu tư /thu-tuc-gia-han-du-an-dau-tu/ Wed, 29 Sep 2021 07:19:41 +0000 /?p=15578 Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư sau khi điều chỉnh không được vượt quá thời hạn được quy định tại Luật Đầu tư 2020. Tham khảo bài viết thủ tục gia hạn dự án đầu tư sau đây.

1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

–    Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

–    Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.

2. Điều kiện để thực hiện thủ tục gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư

Nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư. Khi kết thúc thời hạn hoạt động được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đó nếu đáp ứng các điều kiện sau:

–    Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị. Và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có). Phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình kế hoạch phát triển nhà ở (đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị);

–    Đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với trường hợp đề nghị gia hạn sử dụng đất).

Lưu ý: Thời gian gia hạn hoạt động đối với dự án đầu tư được xem xét trên cơ sở mục tiêu, quy mô, địa điểm, yêu cầu hoạt động của dự án và không vượt quá thời hạn tối đa quy định trong luật đầu tư. Vì vậy thời gian gia hạn căn cứ vào các yếu tố khác nhau để đưa ra mức gia hạn phù hợp cho dự án đầu tư.

3. Thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

a) Hồ sơ bao gồm:

–    Văn bản đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

–    Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;

–    Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

–    Quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

–    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

–    Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư. Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng Đầu tư): Đối với doanh nghiệp có trụ sở và địa điểm thực hiện dự án ngoài khu công nghiệp;

Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất: Đối với doanh nghiệp có trụ sở và địa điểm thực hiện dự án trong khu công nghiệp;

Trong thời hạn khoảng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét điều kiện gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Lưu ý:

–    Doanh nghiệp chỉ có thể nộp hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu đến thời điểm gia hạn doanh nghiệp đã thực hiện góp đủ vốn theo cam kết và thực hiện đủ các báo cáo đầu tư. Các điều kiện khác quy định tại Điều 3 Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp;

–    Doanh nghiệp có thể thực hiện song song điều chỉnh các nội dung khác trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cùng với thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Những trường hợp không thuộc đối tượng được gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư?

Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định, thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. Trừ các dự án đầu tư sau đây:

– Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;

– Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.

Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư rồi. Giờ Công ty muốn gia hạn thêm cho dự án đầu tư thì khi thực hiện thủ tục gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư cần chuẩn bị những giấy tờ gì ?

Khi thực hiện thủ tục gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư ngoài. Việc phải đáp ứng các điều kiện về quy hoạch cũng như những điều kiện về giao đất, cho thuê đất thì công ty bên bạn cần phải chứng minh các giấy tờ. Quyết định giao đất, cho thuê đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu trường hợp đi thuê lại thì phải có thêm hợp đồng cho thuê. Giấy phép chứng minh đảm bảo các hoạt động bình thường như. Phòng cháy chữa cháy, giấy phép xây dựng, Giấy phép về môi trường…. Cụ thể từng trường hợp mà phải có những loại giấy tờ để thực hiện thủ tục gia hạn thời gian hoạt động của dự án đầu tư.

Khi thực hiện thủ tục gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư có được cấp GCN đăng ký đầu tư mới không?

Khi thực hiện thủ tục gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư, sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới vì trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể hiện thông tin về thời gian hoạt động của dự án đầu tư.

Thời hạn thực hiện gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư?

Trong thời hạn tối thiểu 06 tháng trước khi hết thời hạn hoạt động của dự án. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

]]>
Chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài /chuyen-nhuong-von-gop-cho-nha-dau-tu-nuoc-ngoai/ Wed, 29 Sep 2021 06:55:24 +0000 /?p=15575 Nhà Đầu tư nước ngoài có thể chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty cho các nhân/ tổ chức khác mà không ảnh hưởng đến ưu đãi đầu tư của Công ty. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về điều kiện và thủ tục để Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài trong công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Các trường hợp chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài

–    Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

–    Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của Công ty Việt Nam trong các trường hợp. Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên. Và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong Công ty Việt Nam.

Những trường hợp khác: Công ty Việt Nam có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Điều kiện chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài

–    Doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam khi muốn thực hiện chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, cần xem xét ngành, nghề kinh doanh có thuộc danh mục hạn chế thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không, và tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế.

–    Nếu doanh nghiệp hoạt động ngành nghề có điều kiện hoặc thực hiện thủ tục chuyển nhượng trên 51%, Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông.

–    Các trường hợp khác. Khi thành viên, cổ đông chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài thì phải làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Phòng kinh tế đối ngoại – Sở KH&ĐT. Sau đó mới làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

–    Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;

–    Bản sao CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu của người nước ngoài;

–    Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

–    Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp, cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

4. Thủ tục chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài:

a) Đối với Công ty 100% vốn Việt Nam

Bước 1: Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam tại Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thời hạn: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Bước 2: Sau khi có chấp thuận của Phòng kinh tế đối ngoại – Sở KH&ĐT. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên GCN ĐKKD.

b) Đối với Công ty có vốn nước ngoài:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng kinh tế đối ngoại – Sở KH&ĐT nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Bước 2: Sau khi có văn bản thông báo của Phòng kinh tế đối ngoại – Sở KH&ĐT. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi GCN ĐKKD. Nếu công ty chưa tách Giấy chứng nhận đầu tư thành GCN ĐKĐT và GCN ĐKDN. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục tách và cấp GCN ĐKDN, làm dấu pháp nhân mới.

Bước 3: Nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh GCN ĐKĐT tại cơ quan cấp phép đầu tư.

Lưu ý: Xin các giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện.

5. Lưu ý khi thực hiện chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

–    Trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện chuyển nhượng, thành viên hay cổ đông người Việt Nam chuyển nhượng phần vốn góp cho người nước ngoài phải nộp tờ khai kê khai thuế TNCN lên cơ quan thuế có thẩm quyền.

–    Đối với công ty cổ phần: Cá nhân chuyển nhượng vừa phải nộp tờ khai thuế TNCN vừa phải nộp thuế TNCN là 0,1% trên giá trị chuyển nhượng.

–    Đối với công ty TNHH: Cá nhân chuyển nhượng chỉ cần nộp tờ khai thuế TNCN trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn tất chuyển nhượng.

–    Việc thanh toán tiền chuyển nhượng hoặc góp vốn thực hiện thông qua tài khoản góp vốn gián tiếp.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn mở tài khoản ngân hàng cho Nhà đầu tư nước ngoài9 điều nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý sau khi đầu tư vào việt nam

]]>
Điều chỉnh giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh nước ngoài /dieu-chinh-giay-phep-thanh-lap-vpdd-chi-nhanh-nuoc-ngoai/ Wed, 29 Sep 2021 00:21:44 +0000 /?p=15569 1. Các trường hợp điều chỉnh Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh nước ngoài

Thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh trong những trường hợp sau:

–    Thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.

–    Thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài có liên quan trực tiếp đến nội dung hoạt động của Chi nhánh tại Việt Nam.

–    Thay đổi người đứng đầu của VPĐD, Chi nhánh nước ngoài.

–    Thay đổi tên gọi của VPĐD, Chi nhánh nước ngoài.

–    Thay đổi nội dung hoạt động của VPĐD, Chi nhánh nước ngoài.

–    Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của VPĐD trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trong khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý.

–    Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của Chi nhánh.

2. Hồ sơ chuẩn bị

–    Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh;

–    Bản chính Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh nước ngoài;

–    Các tài liệu chứng minh về nội dung thay đổi, cụ thể:

Trường hợp 1: Thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài: Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh sự thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.

Trường hợp 2: Thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài có liên quan trực tiếp đến nội dung hoạt động của Chi nhánh tại Việt Nam:

Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh sự thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài.

Trường hợp 3: Thay đổi người đứng đầu của VPĐD, Chi nhánh nước ngoài:

–    Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu mới của VPĐD, Chi nhánh nước ngoài;

–    Bản sao hộ chiếu/ CMND/ CCCD (nếu là người Việt Nam). Hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu mới của VPĐD/ Chi nhánh;

–    Giấy tờ chứng minh người đứng đầu cũ của VPĐD, Chi nhánh nước ngoài đã thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đến thời điểm thay đổi.

Trường hợp 4: Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của VPĐD trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trong khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý hoặc Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của Chi nhánh.

–    Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở VPĐD, Chi nhánh nước ngoài.

3. Trình tự, thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh nước ngoài

–    Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi, nhà đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh.

–    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

–    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép điều chỉnh hoặc không điều chỉnh. Trường hợp không điều chỉnh phải có văn bản nêu rõ lý do.

Xem thêm: Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài / Gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

]]>
Gia hạn giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh nước ngoài /gia-han-giay-phep-thanh-lap-vpdd-chi-nhanh-nuoc-ngoai/ Tue, 28 Sep 2021 23:30:12 +0000 /?p=15566 Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh nước ngoài được cấp có thời hạn nhất định và không vượt quá thời hạn của Giấy đăng ký kinh doanh. Sau khi kết thúc thời hạn này, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục gia hạn giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh nước ngoài để được tiếp tục hoạt động. Việc gia hạn thực hiện như sau:

1. Điều kiện để gia hạn giấy phép VPĐD nước ngoài

Không phải bất kỳ VPĐD, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hết thời hạn là 5 năm sẽ được gia hạn lại mà phải đáp ứng các điều kiện:

–    Thương nhân nước ngoài vẫn còn hoạt động theo pháp luật tại quốc gia mà thương nhân đã thành lập;

–    VPĐD không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam;

–    Thủ tục gia hạn cần được thực hiện ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép thành lập VPĐD hết hạn.

2. Thời hạn của giấy phép VPĐD nước ngoài

Giấy phép thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm. Nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy ĐKKD hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

Thời hạn của Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

3. Thủ tục gia hạn giấy phép VPĐD của thương nhân nước ngoài

a) Hồ sơ gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

–    Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh;

–    Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương;

–    Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

–    Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh đã được cấp.

–    Chứng từ nộp tiền thuế TNCN & bảo hiểm gần nhất của nhân sự làm việc tại VPĐD, Chi nhánh.

–    Chứng từ nộp tiền thuê trụ sở địa chỉ VPĐD, Chi nhánh.

–    Chứng từ nộp thuế TNCN quý gần nhất & giấy tờ chứng minh địa chỉ lưu trú tại VN của trưởng VPĐD, Chi nhánh.

–    Hợp đồng/giấy tờ nhà của địa chỉ VPĐD, Chi nhánh.

Lưu ý: Đối với các tài liệu, thành phần hồ sơ là tiếng nước ngoài. Thương nhân dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

–    Hồ sơ gia hạn Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh phải được nộp trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn.

–    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

–    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý: Thủ tục này áp dụng đối với VPĐD, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Trường hợp văn phòng đại diện nằm trong các khu vực nêu trên, hồ sơ sẽ được nộp tại Ban quản lý của khu vực đó.

Thời hạn nộp hồ sơ: ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn.

Mọi thắc mắc về chi tiết thủ tục Gia hạn giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài. Vui lòng liên hệ Luật NTV để biết thêm chi tiết.

]]>
Giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài /giai-the-doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai/ Tue, 28 Sep 2021 23:14:16 +0000 /?p=15561 Hiện này các nhà đầu tư nước ngoài đang phát triển kinh doanh vào nước ta ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên vì một số lý do, nhà đầu tư nước ngoài muốn chấm dứt hoạt động tại Việt Nam. Khi đó phải thực hiện thủ tục giải thể. Chúng tôi xin tóm tắt lại một số bước giải thể doanh nghiệp nước ngoài như sau:

1. Điều kiện giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

–    Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

–    Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

–    Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

–    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập để quản lý một dự án đầu tư mà dự án đầu tư đó thuộc diện chấm dứt hoạt động.

2. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

a) Hồ sơ giải thể doanh nghiệp FDI bao gồm:

–    Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

–    Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

b) Thủ tục giải thể doanh nghiệp FDI

Bước 1: Chấm dứt dự án đầu tư và trả giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Công ty gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư (kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định.

Thời gian dự kiến hoàn thành việc chấm dứt dự án đầu tư: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Quyết định giải thể công ty FDI gồm các nội dung:

–    Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

–    Lý do giải thể;

–    Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;

–    Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

–    Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

Bước 3: Công bố quyết định giải thể công ty FDI

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua Quyết định giải thể, Doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:

–    Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;

–    Phương án giải quyết nợ (nếu có).

Bước 4: Doanh nghiệp tiến hành thanh lý tài sản doanh nghiệp

Nhà đầu tư sẽ tiến hành thanh lý các quyền và nghĩa vụ tồn đọng của doanh nghiệp. Từ việc thanh quyết toán thuế đối với cơ quan thuế, thanh lý hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà và các hợp đồng khác với đối tác thứ ba

Kết quả của giai đoạn này là báo cáo thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Đính kèm các biên bản quyết toán thuế, biên bản thanh lý hợp đồng.

Bước 5: Tiến hành thủ tục đóng mã số thuế công ty FDI

Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế (kèm bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận Đăng ký thuế) để xin được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

Bước 6: Thủ tục nộp thông báo giải thể tới cơ quan đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 7 ngày từ khi thanh toán hết các khoản nợ của công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi hồ sơ đăng ký giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn.

c) Thời gian giải thể doanh nghiệp có vốn nước ngoài

–    Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp;

–    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế. Đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

3. Những lưu ý khi giải thể doanh nghiệp có vốn nước ngoài

–    Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan Công an cấp, Doanh nghiệp trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan Công an để được cấp Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

–    Doanh nghiệp kiểm tra và đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình giải thể doanh nghiệp;

–    Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động. Trừ trường hợp xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

–    Trường hợp doanh nghiệp có nhiều dự án đầu tư: Khi chấm dứt một trong những dự án đầu tư chỉ làm thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư mà không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.

4. Những câu hỏi về thủ tục giải thể

Các khoản nợ của công ty vốn FDI được thanh toán theo thứ tự nào khi giải thể?

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:

–    Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể. Và hợp đồng lao động đã ký kết;

–    Nợ thuế;

–    Các khoản nợ khác.

Khi giải thể công ty FDI có được chuyển tài sản thanh lý về nước?

Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản là các khoản thanh lý dự án đầu tư;

Khi giải thể công ty FDI có phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, VPĐD, ĐĐKD của công ty?

Trước khi công ty FDI làm thủ tục giải thể, cần phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, VPĐD, ĐĐKD trực thuộc công ty.

Công ty chưa tách Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp riêng mà nội dung đăng ký doanh nghiệp vẫn hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư khi giải thể phải làm thủ tục gì?

Trường hợp chưa tách Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trước khi làm thủ tục giải thể bắt buộc doanh nghiệp phải cấp đổi sang GCN đăng ký doanh nghiệp trước. Sau đó làm các bước giải thể như hướng dẫn nêu trên.

]]>
Cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài /cap-giay-phep-thanh-lap-chi-nhanh-cua-thuong-nhan-nuoc-ngoai Tue, 28 Sep 2021 22:42:45 +0000 /?p=15558 Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục xin cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài:

1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

–   Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

–   Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

–   Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

–   Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;

2. Thành phần hồ sơ 

–   Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

–   Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

–   Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;

–   Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất

–   Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;

–   Hộ chiếu/ CMND/ CCCD (nếu là người Việt Nam) hoặc hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;

–   Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh.

3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

–   Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

–   Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Thẩm quyền cấp: Bộ Công Thương thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.

4. Những điều cần lưu ý khi thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

a) Đặt tên như thế nào?

–   Tên Chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

–   Tên Chi nhánh phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.

b) Chức năng của Chi nhánh?

–   Trường hợp Chi nhánh hoạt động trong các ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì Chi nhánh chỉ được hoạt động khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.

–   Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.

–   Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

–   Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật thương mại.

–   Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mãi thực hiện việc khuyến mãi cho mình.

c) Chế độ báo cáo hoạt động sau khi thành lập?

–   Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Chi nhánh có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép.

–   Việc không thực hiện báo cáo định kỳ sẽ bị xử phạt hành chính số tiền 20 triệu đến 30 triệu đồng (khoản 2 Điều 69 Nghị định 98/2020/NĐ-CP).

d) Các công việc cơ bản cần thực hiện sau khi được cấp giấy phép thành lập Chi nhánh nước ngoài:

Khắc dấu Chi nhánh:

–   Hồ sơ: đơn đề nghị khắc con dấu; giấy phép thành lập Chi nhánh; CMND của người đứng đầu Chi nhánh.

–   Thời gian: 05 – 07 ngày làm việc.

–   Thẩm quyền giải quyết:  Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội  – Công an cấp tỉnh.

Đề nghị cấp MST cho Chi nhánh nước ngoài:

–   Hồ sơ: đơn đề nghị cấp MST; giấy phép thành lập Chi nhánh; CMND của người đứng đầu Chi nhánh.

–   Thời gian: 05 – 07 ngày làm việc.

–   Thẩm quyền giải quyết: Cục thuế cấp tỉnh.

Khắc và treo bảng hiệu tại trụ sở Chi nhánh. Đăng ký chữ ký số, hóa đơn,….

Lưu ý: Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

–      Người đứng đầu VPĐD của một thương nhân nước ngoài khác;

–      Người đứng đầu VPĐD của cùng một thương nhân nước ngoài;

–      Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Xem thêm: Gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh / Điều chỉnh Giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh nước ngoài

]]>
Những lưu ý khi thành lập VPĐD nước ngoài /nhung-luu-y-khi-thanh-lap-vpdd-nuoc-ngoai/ Tue, 28 Sep 2021 15:33:15 +0000 /?p=15551 Văn phòng đại diện (VPĐD) có chức năng tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển thị trường cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc thành lập VPĐD đối với công ty nước ngoài là rất quan trọng nếu muốn đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện thành lập VPĐD thương nhân nước ngoài bao gồm những gì? Thủ tục hồ sơ ra sao? Dưới đây NTV sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản dành cho quý khách hàng:

1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập VPĐD nước ngoài

–      Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

–      Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

–      Nếu Giấy ĐKKD hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

–      Nội dung hoạt động của VPĐD phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

–      Nếu nội dung hoạt động của VPĐD không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập VPĐD phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.

2. Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập VPĐD nước ngoài

–      Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập VPĐD do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

–      Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

–      Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu VPĐD;

–      Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất;

–      Hộ chiếu/ CMND/ CCCD (nếu là người Việt Nam) hoặc hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu VPĐD;

–      Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở VPĐD.

3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

4. Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập VPĐD nước ngoài

–      Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở VPĐD thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập VPĐD nước ngoài và chấm dứt hoạt động của VPĐD đặt trụ sở ngoài KCN, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

–      Ban quản lý KCN, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập VPĐD nước ngoài và chấm dứt hoạt động của VPĐD đặt trụ sở trong KCN, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

5. Những lưu ý sau khi Thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài

a) Đặt tên VPĐD như thế nào?

–      Tên VPĐD phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

–      Tên Văn phòng đại diện phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.

b) Các công việc cơ bản cần thực hiện sau khi được cấp giấy phép thành lập VPĐD:

Khắc dấu VPĐD:

–      Hồ sơ: đơn đề nghị khắc con dấu; giấy phép thành lập VPĐD; CMND của người đứng đầu VPĐD

–      Thời gian: 05 – 07 ngày làm việc

–      Thẩm quyền giải quyết:  Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội  – Công an cấp tỉnh.

Đề nghị cấp MST cho VPĐD:

–      Hồ sơ: đơn đề nghị cấp MST; giấy phép thành lập VPĐD; CMND của người đứng đầu VPĐD

–      Thời gian: 05 – 07 ngày làm việc

–      Thẩm quyền giải quyết: Cục thuế cấp tỉnh

Ngoài ra doanh nghiệp phải khắc và treo bảng hiệu tại trụ sở VPĐD, đăng ký chữ ký số, …..

Công bố thông tin về văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép thành lập VPĐD nước ngoài. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình các nội dung:

–      Tên, địa chỉ trụ sở của văn phòng đại diện;

–      Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài;

–      Người đứng đầu văn phòng đại diện;

–      Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, Cơ quan cấp Giấy phép;

–      Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện.

Báo cáo hoạt động sau khi thành lập

–      Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, VPĐD có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép.

–      Việc không thực hiện báo cáo định kỳ sẽ bị xử phạt hành chính số tiền 10 triệu đến 20 triệu đồng.

c) Điều kiện của người đứng đầu VPĐD nước ngoài

Người đứng đầu VPĐD của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

  • Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;
  • Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;
  • Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Lưu ý: Trong trường hợp người đứng đầu Văn phòng đại diện được thương nhân nước ngoài ủy quyền giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì thương nhân nước ngoài phải thực hiện việc ủy quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.

d) VPĐD nước ngoài có được mở tài khoản ngân hàng không?

Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện, ví dụ như: đóng thuế, trả lương cho người lao động,…

Tham khảo thêm: Điều chỉnh giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh nước ngoài / Gia hạn giấy phép thành lập VPĐD, Chi nhánh nước ngoài

]]>
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa /thu-tuc-cap-giay-phep-kinh-doanh-ban-le-hang-hoa/ Tue, 28 Sep 2021 10:27:53 +0000 /?p=15548 Dịch vụ thương mại hàng hóa là hoạt động trao đổi hàng hóa bao gồm dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ hàng hóa. Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam phải thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh trước khi bán lẻ hàng hóa.

1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa:

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:

– Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

– Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Trường hợp bán lẻ hàng hóa là hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

2. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh

– Bản giải trình có nội dung: Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh; Kế hoạch kinh doanh; Kế hoạch tài chính; Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh; Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;

– Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có);

– Tài liệu về tài chính của nhà đầu tư.

3. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh:

a. Trường hợp cấp Giấy phép bán lẻ hàng hóa không phải là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí:

– Công ty nộp 01 bộ hồ sơ;

– Cơ quan cấp phép: Sở Công Thương;

– Thời gian làm việc: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b. Trường hợp Cấp giấy phép bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.

– Công ty nộp: 03 bộ hồ sơ

– Cơ quan cấp phép: Sở Công Thương;

– Cơ quan cho ý kiến cấp phép: Bộ Công Thương, Bộ quản lý ngành

4. Thời hạn của Giấy phép kinh doanh

Thời hạn của Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa trong trường hợp sau là 05 năm:

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.

Hết thời hạn ghi trên Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp làm thủ tục cấp mới giấy phép theo trình tự thủ tục nêu trên.

Các trường hợp khác: giấy phép kinh doanh sẽ có thời hạn tương ứng giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh, định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu, xuất khẩu, bán buôn các hàng hóa không phải là dầu, mỡ bôi trơn không phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh.

]]>
Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư /thu-tuc-dieu-chinh-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu Tue, 28 Sep 2021 09:37:38 +0000 /?p=15544 Điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là thủ tục bắt buộc nếu doanh nghiệp điều chỉnh các vấn đề liên quan tới mục tiêu, quy mô, vốn, địa điểm của dự án,… Luật NTV xin chia sẻ bài viết hướng dẫn thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

1. Các trường hợp Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Khi nhà đầu tư có sự thay đổi một hoặc một số nội dung sau đây thì nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Tên dự án đầu tư.
  • Nhà đầu tư.
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
  • Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
  • Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Tiến độ góp vốn, huy động các nguồn vốn. Và Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
  • Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
  • Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

2. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

a) Đối với dự án đầu tư không phải xin cấp quyết định chủ trương đầu tư

Bước 1: Nộp hồ sơ

Trước khi nộp hồ sơ, nhà đầu tư kê khai trực tuyến thông tin về dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài (fdi.gov.vn). Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến, Nhà đầu tư phải nộp bộ hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận dự án đầu tư tới Cơ quan đăng ký đầu tư.

Trường hợp 1: Thay đổi thông tin nhà đầu tư: tên, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc tên dự án đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư
  • Giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh: Hộ chiếu, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư
  • Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh
  • Văn bản uỷ quyền người đại diện làm thủ tục
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản gốc)

Trường hợp 2: Điều chỉnh các trường hợp còn lại. Hồ sơ gồm có:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư
  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô, vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư,…
  • Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất
  • Giải trình về việc sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
  • Hợp đồng BCC đối với các dự án theo hình thức hợp đồng BCC
  • Văn bản uỷ quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản gốc)

Lưu ý: Những tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng.

Thời hạn thực hiện: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư làm thay đổi thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ thay đổi theo quy định.

b) Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư

Khi điều chỉnh dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư. Bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha. Thay đổi địa điểm đầu tư;
  • Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
  • Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
  • Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  • Thay đổi công nghệ đã được thẩm định. Lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

3. Một số lưu ý dành cho nhà đầu tư

  • Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh GCN đăng ký đầu tư.
  • Đối với các ngành nghề kinh doanh mới là ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện trong suốt quá trình hoạt động.
  • Đối với doanh nghiệp chưa thực hiện thủ tục tách giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện tách Giấy chứng nhận đầu tư thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cấp lại con dấu mới quy định.
  • Nếu doanh nghiệp thay đổi có thêm thành viên góp vốn mới, cần lưu ý nhà đầu tư mới phải góp vốn đầu tư vào tài khoản chuyển vốn của doanh nghiệp và lưu ý góp đúng tiến độ theo thời hạn đã cam kết theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp, nhà đầu tư không góp vốn đúng tiến độ cam kết trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp phải làm thủ tục gia hạn góp vốn và thực hiện thêm thủ tục tại cơ quan thanh tra.
]]>