Sở hữu trí tuệ - Dịch vụ Giấy phép kinh doanh - NTV /dieu-can-biet-ve-so-huu-tri-tue/ Một trang web mới sử dụng WordPress Thu, 09 Nov 2023 07:50:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.8.1 Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại Android và IOS /huong-dan-scan-ho-so-tren-dien-thoai-android-va-ios/ /huong-dan-scan-ho-so-tren-dien-thoai-android-va-ios/#respond Thu, 09 Nov 2023 02:43:46 +0000 /?p=22855 Scan hồ sơ là thao tác không thể thiếu khi muốn lưu trữ hồ sơ dưới hình thức file mềm, đặc biệt là để nộp cho cơ quan Nhà nước khi thực hiện các thủ tục hành chính online. Nhằm giúp quý khách hàng thuận tiện và nhanh chóng hơn trong việc scan hồ sơ, giấy tờ, NTV đã hướng dẫn chi tiết các bước scan hồ sơ trên điện thoại thông qua bài viết dưới đây. Mời quý khách hàng tham khảo!

1. Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại IOS

Trên hệ điều hành IOS, anh chị cũng có thể thực hiện scan hồ sơ trên Google Drive như hệ điều hành Android. Tuy nhiên, anh chị có thể lựa chọn cách scan nhanh chóng hơn như sau:

Bước 1: Vào mục “Ghi chú” trên điện thoại, tạo mục ghi chú mới;

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại ios bước 1

Bước 2: Chọn biểu tượng camera phía trên bàn phím → chọn “Quét tài liệu”;

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại ios bước 2

Bước 3: Đưa camera đến văn bản cần scan, khu vực màu vàng hiển thị văn bản scan → điện thoại sẽ tự chụp khi giữ yên máy, chụp các trang còn lại nếu có.

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại ios bước 3

Bước 4: nhấn “Lưu”. Để chia sẻ file vừa scan → nhấn chọn biểu tượng chia sẻ ở góc trên bên phải màn hình → lựa chọn người cần chia sẻ.

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại ios bước 4a
Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại ios bước 4b

2. Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại Android

Bước 1: mở ứng dụng Google Drive;

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại android bước 1

Bước 2: chọn dấu cộng “+” → chọn “Quét”;

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại android bước 2

Bước 3: Nhấn chụp → chọn “OK”;

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại android bước 3

Bước 4:

Khách hàng có thể lựa chọn như sau: (theo hình)

  • Chọn ảnh màu cho bản scan;
  • Căn chỉnh hình ảnh đã chụp đảm bảo không bị mất nội dung. Chọn ô vuông góc phải cuối màn hình → chỉnh phần nội dung văn bản nằm trong khung màu xanh → nhấn chọn “Xong”;
  • Chọn dấu “+” ở góc trái màn hình nếu cần scan nhiều ảnh.
Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại android bước 4

Bước 5: Nhấn “Lưu” → đặt tên file tài liệu → chọn “Lưu”;

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại android bước 5

Bước 6: Sau khi lưu, vào lại mục drive, tìm file tài liệu vừa scan theo tên đã đặt → Chọn biểu tượng ba chấm ở góc phải phía trên màn hình (như ảnh bên dưới) → Chọn mục “Quản lý quyền truy cập”.

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại android bước 6a

Chọn mục “Bị hạn chế” → Nhận chọn “Bị hạn chế”

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại android bước 6b

Chọn “Bất kỳ ai có đường liên kết” → Nhấn chọn biểu tượng phía trên góc phải màn hình (như ảnh)

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại android bước 6c

Bước 7: gửi hồ sơ đã scan đến chuyên viên xử lý của NTV qua nhóm zalo → dán đường link hiển thị trên bàn phím.

Hướng dẫn scan hồ sơ trên điện thoại android bước 7

Trên đây là hướng dẫn chi tiết các bước scan hồ sơ cơ bản trên các hệ điều hành Adroid và IOS. Ngoài ra, anh chị có thể tải các phần mềm scan tài liệu khác (nếu muốn). Nếu anh chị có bất cứ thắc mắc hoặc khó khăn nào, hãy liên hệ ngay với NTV qua Hotline: 02838361963 hoặc 0902841886 để được hỗ trợ.

Bài viết hữu ích:

– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –

]]>
/huong-dan-scan-ho-so-tren-dien-thoai-android-va-ios/feed/ 0
Sự khác nhau giữa bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp /su-khac-nhau-giua-bao-ho-sang-che-va-kieu-dang-cong-nghiep/ /su-khac-nhau-giua-bao-ho-sang-che-va-kieu-dang-cong-nghiep/#respond Wed, 08 Nov 2023 08:38:51 +0000 /?p=22852 Đăng ký bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là thủ tục mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện nếu muốn xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế/kiểu dáng công nghiệp của mình. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký bảo hộ đối với sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là khác nhau. Và nhằm giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về 2 loại đối tượng này, NTV xin cung cấp một số điểm khác nhau cơ bản như sau: 

Tiêu chíBảo hộ sáng chếBảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Khái niệmSáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.(Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT)Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.(Khoản 13 Điều 4 Luật SHTT)
Bản chất– Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật để giải quyết một vấn đề kỹ thuật, có công dụng và tính năng vượt trội.- Bảo hộ sáng chế là bảo hộ bản chất của sản phẩm.Kiểu dáng công nghiệp là thiết kế mang tính thẩm mỹ, mỹ thuật, không có chức năng kỹ thuật.- Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm.
Điều kiện bảo hộĐiều kiện bảo hộ cao hơn: trình độ sáng tạo(Sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng)Điều kiện bảo hộ thấp hơn: tính sáng tạo(Kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.)
Thời hạn bảo hộ20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ.(Khoản 2 Điều 93 Luật SHTT)05 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.(Khoản 4 Điều 93 Luật SHTT)
Hồ sơ đăng ký bảo hộ– Bản mô tả sáng chế;- Bản tóm tắt sáng chế– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;- Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
(Điều 108 LSHTT và Điều 7, Điều 33 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 7 Điều 1 bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)
Thời gian đăng ký bảo hộ– Thẩm định hình thức: 01 tháng- Công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày nộp đơn- Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
– Thẩm định hình thức: 01 tháng- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ- Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
(Khoản 2 Điều 110 Luật SHTT)
Giới hạn quyền– Trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế(Điều 145 Luật SHTT)- Nghĩa vụ sử dụng sáng chế và cho phép sử dụng sáng chế (Điều 136, 137 Luật SHTT)Không quy định

Bài viết hữu ích:

– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –

Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp là 2 loại đối tượng được đăng ký bảo hộ khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, anh chị cần phân biệt rõ 2 loại đối tượng này để đăng ký bảo hộ phù hợp. Nếu anh chị có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào liên quan đến việc đăng ký bảo hộ, hãy liên hệ ngay với NTV qua Hotline: 02838361963 hoặc 0902841886 để được đội ngũ Luật sư/chuyên viên hỗ trợ thực hiện.

]]>
/su-khac-nhau-giua-bao-ho-sang-che-va-kieu-dang-cong-nghiep/feed/ 0
Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp /thu-tuc-dang-ky-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep/ /thu-tuc-dang-ky-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep/#respond Wed, 08 Nov 2023 08:10:05 +0000 /?p=22848 Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm (hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp) được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp là đối tượng được đăng ký bảo hộ theo quy định. Vậy thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào? Hồ sơ và chi phí ra sao?

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có tính mới: kiểu dáng công nghiệp đăng ký bảo hộ phải khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn;
  • Có tính sáng tạo: kiểu dáng công nghiệp được đăng ký không thể được tạo ra một các dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp: kiểu dáng công nghiệp có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài giống với kiểu dáng công nghiệp đăng ký bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Chủ thể được quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

  • Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp dưới hình thức giao việc, thuê việc nếu các bên không có thỏa thuận khác;
  • Tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp từ các tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký (đã nêu ở trên) dưới hình thức hợp đồng, thừa kế hoặc kế thừa theo quy định. 

Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu (2 bản);
  • Giấy ủy quyền nếu nộp đơn thông qua đại diện;
  • Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp đăng ký bảo hộ (4 bộ); 
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ (1 bản);
  • Tài liệu chứng minh cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký bảo hộ;
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Quy trình xử lý hồ sơ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

  • Bước 1: chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như đã nêu;
  • Bước 2: nộp hồ sơ đến 1 trong các địa chỉ sau:
    • Nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ tại địa chỉ: số 384-386, Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội;
    • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP.HCM: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh;
    • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
  • Bước 3: cơ quan sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn đăng ký;
  • Bước 4: xử lý hồ sơ:
    • Thẩm định hình thức đơn: cơ quan SHTT đánh giá tính hợp lệ của đơn đăng ký. Thời gian thẩm định là 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn;
    • Công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Thời hạn công bố là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ hoặc muộn hơn (không quá 07 tháng kể từ ngày nộp đơn) nếu người nộp đơn có yêu cầu;
    • Thẩm định nội dung đơn: cơ quan SHTT đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ theo các điều kiện và xác định phạm vi bảo hộ. Thời gian thẩm định nội dung là không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn;
  • Bước 5: thông báo kết quả thẩm định nội dung và ấn định thời hạn nộp phí, lệ phí hoặc có ý kiến phản đối về kết quả thẩm định;
  • Bước 6: quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 

  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực kể từ ngày cấp;
  • Thời hạn có hiệu lực là 05 năm kể từ ngày nộp đơn;
  • Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.

Phí và lệ phí cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn;
  • Phí phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp: 100.000 đồng;
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 120.000 đồng;
  • Phí thẩm định đơn: 700.000 đồng;
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng/hình ảnh;
  • Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng;
  • Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/hình ảnh;
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/đơn;
  • Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/văn bằng

Bài viết hữu ích:

– Ngọc Hà (Được sự cố vấn của LS. Diếp Quốc Hoàng) –

Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bắt buộc nếu tổ chức, cá nhân muốn xác lập quyền sở hữu của mình đối với kiểu dáng công nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ tốn khá nhiều thời gian và cần chuẩn bị nhiều loại giấy tờ khác nhau. Do đó, nếu anh chị không có thời gian tìm hiểu hay thực hiện, hãy liên hệ ngay với NTV qua Hotline: 02838361963 hoặc 0902841886 để được Luật sư/chuyên viên tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

]]>
/thu-tuc-dang-ky-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep/feed/ 0
Thủ tục chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu /thu-tuc-chuyen-chu-so-huu-nhan-hieu/ Thu, 30 Sep 2021 23:11:42 +0000 /?p=15670 Trong quá trình thẩm định đơn đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Khi chuyển, chủ thể tham gia phải đáp ứng một số điều kiện nhất định với Cục Sở hữu trí tuệ. Hãy cùng NTVLicence tìm hiểu trình tự, thủ tục chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu trong bài viết này.

Điều kiện chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu

Để có thể chuyển nhượng nhãn hiệu, bên nhận và chuyển nhượng cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
  • Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Lưu ý: Thay đổi chủ sở hữu là thủ tục mình sẽ thực hiện trong quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu bao gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ của hợp đồng chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu nếu quyền nhãn hiệu thuộc sở hữu chung.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Giấy uỷ quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Quy trình, thủ tục chuyển chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu

Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu.

Bước 2: Thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển chủ sở hữu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển chủ sở hữu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 4: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu.

Theo quy định, thời hạn thẩm định đơn đăng ký chuyển chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu là 02 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, thời gian trên thực tế có thể kéo dài hơn phụ thuộc vào thời gian làm việc của Cục Sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ chuyển chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu của luật NTV

Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan để hoàn thành việc chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Dịch vụ mà Luật NTV cung cấp bao gồm:

  • Tư vấn các quy định, thủ tục liên quan đến việc chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu để khách hàng chủ động nắm bắt thông tin.
  • Tư vấn các điều kiện, quyền và nghĩa vụ khi tiến hành chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Tư vấn về hợp đồng chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Tiến hành soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại Cục SHTT.
  • Theo dõi quá trình xử lý đơn và đại diện khách hàng làm việc với Cục SHTT cho đến khi nhận được thông báo ghi nhận việc chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Bàn giao thông báo ghi nhận việc chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu kèm theo các giấy tờ liên quan khác đến tận nơi cho quý khách hàng và lưu hồ sơ hoàn tất dịch vụ.

Trên đây là những chia sẻ của NTVLicence về thủ tục chuyển chủ sở hữu nhãn hiệu. Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo (028) 3836 1963 hoặc hotline 0902 841 886 để được hỗ trợ tốt nhất.

]]>
Thủ tục đóng mã đơn vị BHXH /thu-tuc-dong-ma-don-vi-bhxh/ Wed, 29 Sep 2021 14:14:46 +0000 /?p=15620 Khi doanh nghiệp giải thể cần thực hiện nghĩa vụ đóng mã đơn vị bảo hiểm xã hội và thanh quyết toán các khoản chi chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định. Vậy thủ tục đóng mã đơn vị BHXH như thế nào? Bài viết cung cấp thông tin chi tiết cho khách hàng:

Thủ tục đóng mã đơn vị BHXH

Bước 1: Làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN

Hồ sơ chuẩn bị cần có để báo giảm lao động:

–    Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS);

–    Bảng kê thông tin nếu báo giảm chậm BHXH (Mẫu D01-TS);

–    Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó (nếu có);

–    Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng;

–    Công văn xin báo giảm lao động do doanh nghiệp giải thể;

–    Thông báo giải thể doanh nghiệp của Sở kế hoạch – Đầu tư cấp;

–    Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc.

Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đang đóng trụ sở.

Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc từ thời điểm nộp hồ sơ; cơ quan bảo hiểm sẽ hoàn tất thủ tục báo giảm lao động.

Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm cho người lao động khi doanh nghiệp giải thể

Sau khi công ty báo giảm lao động thành công và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan bảo hiểm. Doanh nghiệp tiến hành thủ tục chốt sổ và trả sổ cho người lao động.

Hồ sơ bao gồm:

–    Công văn chấm dứt hiệu lực mã số thuế hoặc công văn chấm dứt hoạt động kinh doanh;

–    Đăng ký kinh doanh sao y, chứng thực;

–    Kết quả đóng bảo hiểm đến thời điểm hiện tại;

–    Giấy nộp tiền đến thời điểm hiện tại;

–    Mẫu D02-TS báo giảm lao động;

–    Mẫu TK1 – TS theo quyết định số 595/QĐ-BHXH;

–    Sổ bảo hiểm của người lao động.

Nơi nộp hồ sơ: cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đóng trụ sở.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan sẽ thực hiện việc chốt sổ và trả lại sổ cho công ty để chuyển đến tay người lao động.

Những lưu ý khi làm tiến hành đóng mã đơn vị BHXH

–    Trong quá trình đợi giải quyết chốt sổ hồ sơ, người sử dụng lao động phải thanh toán hết số tiền đóng BHXH cho NLĐ. Nếu không, quy trình sẽ dừng lại. BHXH sẽ mặc định NLĐ còn tham gia BHXH tại công ty và số tiền đóng BHXH vẫn được cập nhật bình thường. Khi hoàn thành hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ tự trừ lại số tiền phải đóng.

–    Khi NLĐ thôi việc tại công ty thì trong vòng 7 ngày, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH (chậm nhất là 30 ngày). Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của BHXH.

Tham khảo thêm: Thủ tục báo tăng lao động tham gia BHXH / Thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH

]]>
Hướng dẫn thay đổi thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu /huong-dan-thay-doi-thong-tin-don-dang-ky-nhan-hieu/ Wed, 29 Sep 2021 11:05:05 +0000 /?p=15617 Trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nếu đơn có bị sai sót về mặt hình thức, nội dung hoặc chủ đơn có sự thay đổi về địa chỉ, tên,… chủ đơn cần thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung thay đổi thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu.

1. Thời điểm thực hiện sửa đổi bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu

Người nộp đơn có quyền sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu chủ đơn nộp yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi Cục Sở hữu trí tuệ có thông báo dự định cấp GCN thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại:

–    Sửa đổi thông tin liên quan đến bản chất của đối tượng nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu,…

–    Thay đổi chủ đơn nhãn hiệu.

2. Các trường hợp thay đổi thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu

Các trường hợp thực hiện sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu có thể kể đến như:

–    Theo yêu cầu sửa đổi, bổ sung của Cục Sở hữu trí tuệ.

–    Thay đổi về tên, địa chỉ của người nộp đơn.

Lưu ý: Việc thay đổi thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu không được mở rộng phạm vi bảo hộ đã bộc lộ trong mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.

Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì không được chấp nhận, người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.

3. Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu

Để thực hiện thay đổi thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ sửa đổi, bổ sung

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

–    Tờ khai sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu;

–    Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;

–    Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi (nếu không có giấy tờ, tài liệu xác nhận việc sửa đổi hợp pháp).

Lưu ý:

–    Nếu sửa đổi mẫu nhãn hiệu, hồ sơ phải kèm theo 05 mẫu nhãn hiệu mới, và bản mô tả nhãn hiệu.

–    Nếu sửa đổi, bổ sung nhóm sản phẩm, dịch vụ, hồ sơ kèm theo danh mục sản phẩm, dịch vụ sau khi sửa đổi.

–    Nếu sửa đổi, bổ sung tên, địa chỉ của người nộp đơn thì nộp kèm theo hồ sơ là giấy tờ chứng minh thông tin của người nộp đơn.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Việc nộp hồ sơ được thực hiện theo hai hình thức:

Hình thức 1. Nộp đơn đăng ký giấy

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc qua đường bưu điện.

Nếu nộp hồ sơ qua bưu điện, người nộp gửi kèm Giấy biên nhận chuyển tiền theo hồ sơ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Hình thức 2. Nộp đơn trực tuyến

Yêu cầu: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3.  Xử lý hồ sơ

Trường hợp hồ sơ không có thiếu sót thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo ghi nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu.

Trường hợp đơn có thiếu sót, không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối ghi nhận sửa đổi đơn. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối sửa đổi đơn.

Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền và lưu ý quan trọng / Quy trình thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

]]>
Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu độc quyền /thu-tuc-chuyen-nhuong-nhan-hieu-doc-quyen/ Wed, 29 Sep 2021 10:55:10 +0000 /?p=15614 Chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phụ thuộc vào ý chí, thoả thuận của các bên và được Nhà nước ghi nhận thông qua việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Vậy việc chuyển nhượng nhãn hiệu độc quyền cần chú ý những gì? Thủ tục tiến hành ra sao?

Những điều cần biết khi chuyển nhượng nhãn hiệu

1. Điều kiện chuyển nhượng nhãn hiệu

Để có thể chuyển nhượng nhãn hiệu, bên nhận và chuyển nhượng cần đáp ứng những điều kiện sau đây:

–    Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

–    Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

–    Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

2. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng.

Hợp đồng chuyển nhượng cần nhãn hiệu phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. Khi đó hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu giữa các bên mới có hiệu lực.

Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:

–    Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

–    Căn cứ chuyển nhượng;

–    Giá chuyển nhượng;

–    Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:

–    Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

–    Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;

–    Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;

–    Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng nhãn hiệu nếu quyền nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;

–    Chứng từ nộp phí, lệ phí;

–    Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Quy trình, thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu

Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Bước 2:  Thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Theo quy định, thời hạn thẩm định đơn đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu là 02 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên thời gian trên thực tế có thể kéo dài hơn phụ thuộc vào thời gian làm việc của Cục Sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu của luật NTV

Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan để hoàn thành việc chuyển nhượng nhãn hiệu một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Dịch vụ mà Luật NTV cung cấp bao gồm:

–    Tư vấn các quy định, thủ tục liên quan đến việc chuyển nhượng nhãn hiệu để khách hàng chủ động nắm bắt thông tin;

–    Tư vấn các điều kiện, quyền và nghĩa vụ khi tiến hành chuyển nhượng nhãn hiệu;

–    Tư vấn về hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;

–    Tiến hành soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại Cục SHTT;

–    Theo dõi quá trình xử lý đơn và đại diện khách hàng làm việc với Cục SHTT cho đến khi nhận được thông báo ghi nhận việc chuyển nhượng nhãn hiệu;

–    Bàn giao thông báo ghi nhận việc chuyển nhượng nhãn hiệu kèm theo các giấy tờ liên quan khác đến tận nơi cho quý khách hàng và lưu hồ sơ hoàn tất dịch vụ;

Trên đây là những chia sẻ của Luật NTV về thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu. Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo (028) 3836 1963 hoặc hotline 0902 841886 để được hỗ trợ tốt nhất.

]]>
Thủ tục chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu /thu-tuc-chuyen-quyen-su-dung-nhan-hieu/ Wed, 29 Sep 2021 10:44:28 +0000 /?p=15610 Chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể tiến hành chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Sau khi chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vẫn còn quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Thủ tục ghi nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu như sau:

Những điều cần biết khi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

1. Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là gì?

Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép các cá nhân, tổ chức khác được sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Hình thức thực hiện: Ký kết hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng được gọi tên là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

2. Hạn chế của việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 142 Luật sở hữu trí tuệ, việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có những hạn chế sau:

–    Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

–    Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

–    Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu

1. Các dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu:

Hợp đồng độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển quyền sử dụng, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu và bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào; đồng thời, bên chuyển quyền chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

Hợp đồng không độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn được sử dụng nhãn hiệu và ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với bên thứ ba;

Hợp đồng thứ cấp: Là hợp đồng được ký kết giữa bên chuyển quyền (vốn là bên nhận chuyển quyền trong một hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khác).

2. Nội dung hợp đồng sử dụng nhãn hiệu:

Các bên ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có thể thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng. Nhưng phải đảm bảo thể hiện các nội dung sau đây:

–    Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

–    Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

–    Dạng hợp đồng;

–    Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

–    Thời hạn hợp đồng;

–    Giá chuyển giao quyền sử dụng;

–    Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Thành phần hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

–    02 bản tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;

–    01 bản hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu.

–    Bản gốc văn bằng bảo hộ

–    Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (Trường hợp sở hữu chung)

–    Giấy ủy quyền (Nếu có)

–    Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (Nếu có).

Lưu ý: Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt. Và hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.

Trình tự, thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu được thực hiện như sau

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ đăng ký nộp tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc tại các Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

+ Trong trường hợp hồ sơ có thiếu sót. Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng.

+ Nếu hồ sơ không có thiếu sót. Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận và ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

]]>
Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu /huong-dan-cach-tra-cuu-nhan-hieu/ Fri, 04 Jun 2021 16:59:49 +0000 /?p=15463 Để tránh tình trạng đơn xin bảo hộ nhãn hiệu của bạn bị trả về do các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn, bạn hãy tham khảo bài viết hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ của NTV.

Những điều cần biết về tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ

Tra cứu nhãn hiệu là gì?

Tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu, logo là bước đầu tiên để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, logo. Kết quả tra cứu nhãn hiệu sẽ là căn cứ để đánh giá nhãn hiệu, thương hiệu, logo có khả năng đăng ký hay không.

Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu?

Tra cứu các nhãn hiệu đã nộp đơn hoặc đã được cấp bằng nhằm biết được dấu hiệu mình muốn đăng ký bảo hộ có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác không, có khả năng được bảo hộ không. Vì nhãn hiệu của bạn chỉ có thể được bảo hộ khi nhãn hiệu mà bạn đăng kí bảo hộ không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn biểu tượng, nhãn hiệu khác đã được bảo hộ.

Xem thêm: Quy trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền

Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ?

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ, có 02 cách sau:

– Tra cứu trực tuyến:

Truy cập vào địa chỉ:

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Bước 1: Nhập điều kiện tìm kiếm.

Bước 2: Ấn nút “Tìm kiếm” để xem danh sách kết quả. Xem đã có ai đăng kí bảo hộ nhãn hiệu này trước bạn chưa.

Lưu ý: Bạn thực hiện tra cứu trực tuyến này trên thư viện số sở hữu công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là hoàn toàn miễn phí, nhưng mức độ chính xác là không cao. Do đó để có được kết quả chính xác hơn chúng tôi khuyến nghị Quý khách nên tra cứu có đối chứng trước khi tiến hành thủ tục bảo hộ.

– Nộp bộ hồ sơ tra cứu (tra cứu có đối chứng):

Tìm ra nhãn hiệu đối chứng để đánh giá khả năng phân biệt của đối chứng tìm được với các dấu hiệu được mô tả trong đơn đăng ký nhãn hiệu.

Những dấu hiệu nào bị xem là trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng sẽ không được đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Tra cứu đối chứng cho phép tra cứu bao gồm phần hình và phần chữ của nhãn hiệu.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Dịch vụ hỗ trợ của NTV 

Khi bạn tin tưởng và thực hiện dịch vụ về đăng kí nhãn hiệu của NTV, chúng tôi sẽ:

+ Tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

+ Thực hiện miễn phí tra cứu trực tuyến sơ bộ cho nhãn hiệu mà bạn muốn đăng kí;

+ Soạn thảo bộ hồ sơ cho việc đăng ký nhãn hiệu;

+ Thay mặt bạn nộp hồ sơ đăng kí thương hiệu tại cục sở hữu trí tuệ;

+ Theo dõi tiến trình nộp hồ sơ và nhận kết quả của các giai đoạn thẩm định;

+ Nhận kết quả của quá trình thẩm định hình thức, thầm định hình thức;

+ Nhận giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu và thực hiện công bố giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu;

+ Sau tất cả các quy trình trên chúng tôi sẽ giao kết quả đến tận nơi cho bạn;

]]>
Quy định về nhãn hàng hoá /quy-dinh-ve-nhan-hang-hoa/ Wed, 02 Jun 2021 16:18:50 +0000 /?p=15461 Để thực hiện đúng các quy định về ghi nhãn hàng hoá, Doanh nghiệp cần phải lưu ý các nội dung sau:

1. Định nghĩa nhãn hàng hoá

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa. Bao gồm:

+ Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa; và
+ Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp.

2. Các nội dung bắt buộc của nhãn hàng hoá

Nhãn hàng hóa phải bao gồm các nội dung bắt buộc sau đây:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa theo quy định của pháp luật (ví dụ như định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng…).

3. Vị trí nhãn hàng hoá

Nhãn hàng hóa phải được thể hiện ở: trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Trường hợp không thể đáp ứng yêu cầu vừa nêu hoặc không thể mở bao bì ngoài của hàng hóa thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

4. Hình thức nhãn hàng hoá

Kích thước nhãn hàng hóa

Kích thước của nhãn hàng hóa do tổ chức, cá nhân ghi nhãn hàng hóa tự xác định dựa trên các nguyên tắc sau đây:

  • Nhãn hàng hóa phải có đầy đủ các nội dung theo quy định
  • Kích thước chữ và số trên nhãn hàng hóa phải đảm bảo đủ để đọc bằng mắt thường, và
  • Tuân theo quy định về đo lường đối với kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường;
  • Trường hợp hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn thì chiều cao chữ của các nội dung bắt buộc trên nhãn không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.

5. Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hoá

Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.

6. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hoá

Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, ngoại trừ các trường hợp sau:

  • Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước: ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa có thể bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác được dịch tương ứng, kích thước nhỏ hơn phần chữ tiếng Việt.
  • Hàng hóa nhập khẩu: có thể dùng nhãn phụ ghi những nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc bằng ngôn ngữ khác của hàng hóa;
  • Nếu trên nhãn hàng hóa có (i) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt; (ii) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc; (iii) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa; và (iv) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa, thì những nội dung này được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh.

Tham khảo thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền / Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu

]]>